##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Tràm gió (Melaleuca cajuputi Powell) là loài cây bản địa gỗ lớn thường xanh đa dụng, thuộc họ Sim (Mytarceae), có phạm vi phân bố rộng từ miền Trung để các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả nghiên cứu cây tràm gió mọc tự nhiên ở Trung tâm Thực hành và Nghiên cứu Lâm nghiệp cho thấy nó có thể phân bố và sinh trưởng trên đất phèn, nghèo dinh dưỡng và bị úng nước nhưng không có khả năng sinh trưởng trên vùng đất ngập nước. Rừng tràm gió có cấu trúc đơn ưu, độ tàn che chỉ đạt 0,1 và có 11 loài cây bụi, thảm tươi chủ yếu sống dưới tán rừng. Mật độ rừng tràm gió rất thấp và chỉ đạt 2.500 cây/ha. Hình thức tái sinh rừng tràm gió phổ biến là tái sinh sinh dưỡng chiếm tỷ lệ đến 85,0% tổng số cây con tái sinh trong lâm phần và mật độ cây tái sinh chỉ đạt 744,4 cây/ha. Cây tràm gió 16 năm tuổi có chỉ tiêu sinh trưởng bình quân về HVN, D1.3 và DT theo lần lượt là 6,97 m, 5,40 cm, 0,68 m và tổng sinh khối rừng đạt bình quân 50,1 tấn/ha. Thời gian úng nước trong năm có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển và tái sinh của cây tràm gió. Trong đó, trên các vùng đất phèn có thời gian úng nước dưới 4 tháng cho sinh trưởng tốt nhất về chiều cao (8,71 m), đường kính (6,5 cm), đường kính tán (0,81 m) cũng như mật độ cây tái sinh (1.067 cây/ha) và sinh khối của rừng (84,168 tấn/ha). Cần nghiên cứu những biện pháp kỹ nuôi dưỡng rừng, xúc tiến tái sinh tự nhiên và kỹ thuật làm đất để trồng cây tràm gió trên khu vực nghiên cứu.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Cường Phạm, Hiếu Huỳnh Kim, & Phương Nguyễn Lan. (2023). MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA LOÀI TRÀM GIÓ (MELALEUCA CAJUPUTI POWELL) MỌC TỰ NHIÊN TẠI TRUNG TÂM THỰC HÀNH VÀ NGHIÊN CỨU LÂM NGHIỆP CƠ SỞ HƯƠNG VÂN, THỊ XÃ HƯƠNG TRÀ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 7(2), 3563–3575. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v7n2y2023.1041
Chuyên mục
CÂY TRỒNG - THỰC VẬT