##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng kháng của 50 chủng xạ khuẩn Streptomyces đối với bệnh đốm đen trên quả cam do Pseudomonas syringae P01 gây ra, bệnh thối mềm trên quả cà chua do Pectobacterium carotovorum Ecc4 và bệnh thối mềm trên quả đu đủ do Erwinia papayae M16 gây ở điều kiện in vitro bằng phương pháp kẻ vạch vuông góc. Có 33, 19 và 17 chủng thể hiện khả năng kháng vi khuẩn tương ứng đối với P. syringae P01, P. carotovorum Ecc4 và E. papayae M16. Trong đó, chủng Streptomyces murinus NARZ thể hiện khả năng kháng mạnh nhất đối với cả 3 chủng vi khuẩn gây bệnh. Khả năng kháng khuẩn của dịch nổi (CFS) thu được từ S. murinus NARZ được xác định bằng phương pháp khuếch tán qua giếng thạch, đường kính vòng kháng khuẩn đạt 20,90 ± 0,91; 23,53 ± 0,79 và 26,52 ± 0,53 mm tương ứng với các vi khuẩn P. syringae P01, P. carotovorum Ecc4 và E. papayae M16. Kết quả khảo sát độ bền nhiệt (30, 60, 90 và 121oC/15 phút) và bền pH (5, 6, 7, 8, 9) của CFS thu nhận từ S. murinus NARZ cho thấy chúng vẫn duy trì khả năng kháng khuẩn tốt khi xử lý ở nhiệt độ 121oC trong 15 phút và pH trong khoảng 5 - 7 đối với cả 3 chủng vi khuẩn khảo sát. Kết quả của nghiên cứu này có ý nghĩa trong việc sử dụng các chủng Streptomyces có khả năng sinh kháng sinh tự nhiên như tác nhân kiểm soát sinh học trong bảo quản rau quả sau thu hoạch.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Nguyễn Thỵ Đan Huyền, Nguyễn Thị Thủy Tiên, Nguyễn Hiền Trang, & Lê Thanh Long. (2024). Đánh giá khả năng kháng khuẩn của Streptomyces spp. đến một số vi khuẩn gây bệnh trên rau quả sau thu hoạch. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 8(1), 4133–4144. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v8n1y2024.1078
Chuyên mục
THỰC PHẨM - KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ