##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Phân bố tần suất đường kính, chiều cao lâm phần cung cấp các thông tin quan trọng để các nhà quản lý xây dựng các phương án quản lý rừng phù hợp và hiệu quả với mục đích kinh doanh. Trong nghiên cứu này, đã thiết lập 18 ô tiêu chuẩn kích thước 500 m2 theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng không theo tỷ lệ để thu thập dữ liệu các lâm phần keo lá tràm từ 5 đến 12 tuổi trồng tại vùng cát ven biển huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Phương pháp ước lượng hợp lý tối đa (Maximum Likelihood Estimation) và tiêu chuẩn Kolmogorov-Smirnov đã được sử dụng để mô hình hóa sự phân bố tần suất đường kính, chiều cao. Số cây tập trung ở các cấp đường kính D2 (4-6 cm) chiếm 34,3%, cấp đường kính D3 (6-8 cm) chiếm 32,0%, cấp đường kính D4 (8-10 cm) chiếm 16,9%; tổng 3 cấp đường kính này chiếm 83,1% tổng số cây trong lâm phần. Số cây tập trung ở cấp chiều cao H1 (2-4 m) chiếm 23,9%, cấp chiều cao H2 (4-6 m) chiếm 66,0%; tổng 2 cấp chiều cao này chiếm 89,9% tổng số cây. Số cây giảm dần khi đường kính (hoặcchiều cao) tăng lên hoặc giảm đi mỗi cấp. Phân phối Lognormal phù hợp nhất để mô phỏng quy luật phân bố đường kính và phân phối Weibull phù hợp nhất để mô phỏng quy luật phân bố chiều cao.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Lê Đức Thắng. (2024). Mô hình phân bố tần suất đường kính và chiều cao lâm phần keo lá tràm (acacia auriculiformis) tại vùng cát ven biển huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 8(1), 4061–4072. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v8n1y2024.1084
Chuyên mục
TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG