##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Cây sâm bố chính đã được trồng thử nghiệm tại xã Nhâm, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế kể từ năm 2021. Với điều kiện thiên nhiên thuận lợi cho sự phát triển, diện tích trồng sâm trên địa bàn huyện A Lưới đã tăng lên gần 20 ha. Hiện tại, đã có sự quan tâm, nỗ lực nghiên cứu, đánh giá và khai thác tiềm năng giá trị từ cây sâm bố chính. Một số hợp chất có hoạt tính sinh học như polysaccarit, saponin và flavonoid đã được chứng minh tồn tại trong cây sâm bố chính. Với mục tiêu tìm hiểu ảnh hưởng của các yếu tố trong quá trình trích ly, nghiên cứu tập trung vào khảo sát khả năng thu hồi saponin từ rễ sâm bố chính dựa trên các thông số khác nhau như nồng độ dung môi, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi, nhiệt độ và thời gian. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các thông số công nghệ như sử dụng dung môi ethanol với nồng độ 60%, tỷ lệ nguyên liệu/dung môi là 1/16, trích ly ở nhiệt độ 70oC trong thời gian 3 giờ đạt hiệu suất thu hồi saponin tốt từ cây sâm bố chính (0,66 g/10 g nguyên liệu khô). Đây là những thông số phù hợp giúp tận dụng giá trị từ cây sâm bố chính. Ngoài ra, đã tiến hành thử nghiệm sản xuất một sản phẩm mới là cao sâm bố chính phối trộn với mật ong theo tỷ lệ 50/50%. Sản phẩm này có màu sắc đẹp, hương vị đặc trưng và phù hợp với sở thích của người tiêu dùng.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Nguyễn Văn Huế. (2024). Các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình trích ly saponin từ sâm bố chính (Abelmoschus sagittifolius) được trồng tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 8(1), 4111–4121. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v8n1y2024.1093
Chuyên mục
THỰC PHẨM - KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ