##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu này bổ sung thông tin và phân tích tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (CSDVMTR) đến vai trò và sinh kế của phụ nữ tại lưu vực thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế. Sử dụng phương pháp định tính với phỏng vấn 66 hộ gia đình, thảo luận nhóm, và phỏng vấn sâu, nghiên cứu chỉ ra ba kết quả chính: (1) Có sự chênh lệch giữa nam và nữ trong việc tham gia và nhận thức về CSDVMTR. Phụ nữ ít có cơ hội tham gia và lo ngại về an toàn, phản ánh rào cản văn hóa và thiếu cơ hội cho phụ nữ trong bảo vệ rừng và CSDVMTR. (2) Quyền quyết định và lợi ích tài chính của phụ nữ trong CSDVMTR vẫn hạn chế. Nam giới thường nắm quyền và kiểm soát, gây ra bất bình đẳng giới trong quản lý tài sản và quyền quyết định trong gia đình. (3) Sự tham gia của phụ nữ trong CSDVMTR đã tăng lên, nhưng cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi hơn. Nghiên cứu đưa ra gợi ý về chính sách và thực tiễn nhằm tăng cường vai trò và tiếng nói của phụ nữ trong quản trị rừng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Cần có cách tiếp cận nhạy cảm về giới trong CSDVMTR để trao quyền và mang lại lợi ích thiết thực cho phụ nữ.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Trần Thị Phương Nhi, Phạm Hữu Tỵ, Trần Thị Quỳnh Tiến, Nguyễn Quang Tân, & Lê Trọng Thực. (2024). Tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến vai trò và sinh kế của phụ nữ: trường hợp nghiên cứu tại lưu vực thuỷ điện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 8(2), 4289–4300. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v8n2y2024.1133
Chuyên mục
TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG