##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu đánh giá sinh trưởng cây thiên niên kiện trồng dưới tán rừng trồng và trồng trên đất không có rừng ở tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023 nhằm cung cấp những cơ sở khoa học xây dựng nội dung kỹ thuật trồng phát triển vùng nguyên liệu tập trung. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, cây thiên niên kiện có khả năng sinh trưởng tốt khi trồng dưới tán rừng trồng và trồng thâm canh tập trung trên đất trống. Cây thiên niên kiện sống tốt dưới tán rừng và số liệu phân tích cho thấy độ tàn che  từ 0,6-0,8 và bón phân NPK liều lượng 25 g/cây cho cây sinh trưởng và phát triển hiệu quả; sau 11 tháng trồng tỷ lệ cây sống đạt 95,0%, chiều cao cây 27,20 cm, chiều cao thân rễ 2,62 cm,  đường kính gốc đạt 1,26 cm và có trên1,47 chồi/cây. Trồng cây thiên niên kiện tập trung thâm canh có độ che sáng 75%, 2 ngày tưới nước 1 lần với liều lượng 2 lít/m2 và bón phân chăm sóc 50 g NPK/cây có tỷ lệ sống đạt trên 98,3% và cho cây sinh tưởng tốt với chiều cao cây đạt 28,31 cm, chiều cao thân rễ 3,44 cm, đường kính gốc 1,76 cm và có 2,20 chồi/cây sau 11 tháng trồng. Nghiên cứu bước đầu đã xác định một số nội dung kỹ thuật trồng cây thiên niên kiện hiệu quả và cần có những nghiên cứu đánh giá năng suất và chất lượng tinh dầu thiên niên kiện trên các biện pháp kỹ thuật thâm canh để có cơ sở khoa học áp dụng vào sản xuất đại trà ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Phạm Cường, Lê Thái Hùng, & Hồ Đăng Nguyên. (2024). Đánh giá tỷ lệ sống và sinh trưởng mô hình trồng cây thiên niên kiện {Homalomena occulta (Lour.) Schott} dưới tán rừng trồng và trên đất không có rừng ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 8(2), 4213–4224. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v8n2y2024.1146
Chuyên mục
CÂY TRỒNG - THỰC VẬT