##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Bài báo này trình bày sinh khối và trữ lượng cacbon trên mặt đất của rừng trồng đước tại khu vực ven biển Kiến Vàng, tỉnh Cà Mau. Đặc điểm của rừng trồng đước từ tuổi 5-25 năm đã được thu thập từ 15 ô tiêu chuẩn tạm thời với kích thước 200 m2. Sinh khối cây bình quân được xác định từ 30 cây mẫu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng sinh khối trên mặt đất của rừng trồng đước ở tuổi 10, 20 và 30 năm tương ứng là 201,2 tấn/ha, 306,7 tấn/ha và 340,2 tấn/ha. Tỷ lệ sinh khối thân trung bình ở cấp A = 10, 20 và 30 năm là 79,3%, còn lại 20,7% là sinh khối cành, lá và rễ. Sinh khối của rừng trồng đước chuyển từ giai đoạn tích lũy nhanh sang giai đoạn tích lũy chậm tại cấp tuổi 5 năm. Suất tăng trưởng sinh khối của rừng trồng đước giảm rất nhanh từ cấp tuổi 5 năm (20%) đến cấp tuổi 20 năm (2,7%) và cấp tuổi 30 năm (0,9%). Khối lượng cacbon chứa trong sinh khối trên mặt đất của rừng trồng đước tăng dần từ cấp tuổi 5 năm (50,4 tấn/ha) đến cấp tuổi 20 năm (144,1 tấn/ha) và cấp tuổi 30 năm (164,1 tấn/ha).

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Lê Văn Cường. (2025). Sinh khối và trữ lượng cacbon trên mặt đất đối với rừng trồng đước (Rhizophora apiculata Blume) tại khu vực ven biển Kiến Vàng, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Tạp Chí điện tử Khoa học Và công nghệ nông nghiệp, 9(2), 4925–4936. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v9n2y2025.1249
Chuyên mục
TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG

Tài liệu tham khảo

Ban Quản Lý Rừng Phòng Hộ Kiến Vàng. (2019). Báo cáo Thuyết minh phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ và rừng sản xuất giai đoạn 2019-2023.
Lê Thanh Chiến. (2010). Nghiên cứu sử dụng hiệu quả gỗ Đước để sản xuất đồ mộc, than hoạt tính. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu năm 2010, trang 412-425.
Lê Văn Cường. (2025). Sinh trưởng của rừng trồng đước (Rhizophora apiculata Blume) tại khu vực ven biển của huyện Ngọc Hiển thuộc tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 14(2), 62-71.
Nguyễn Thị Hà, Viên Ngọc Nam và Nguyễn Thị Hoa. (2017). Giá trị tích lũy C của rừng đước tại tỉnh Cà Mau. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm nghiệp, 6, 101-107.
Nguyễn Văn Thêm và Phạm Minh Toại. (2024). Sinh thái rừng. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau. (2023). Quyết định số 347/QĐ-UBND về việc công bố hiện trạng rừng tỉnh Cà Mau năm 2023.
Bao, T. Q., Ha, N. T., Nguyet, B. T. M., Hoan, V. M., Viet, L. H., & Hung, D. V. (2022). Aboveground biomass and carbon stock of Rhizophora apiculata forest in Ca Mau, Vietnam. Biodiversitas Journal of Biological Diversity, 23(1), 403-414 .
IPCC. (2006). IPCC Guidelines for National Green House Gases Inventory. Volume 4 “Agriculture, Forestry and Other Land Use”. Intergovernmental Panel on Climate Change (IPCC), Geneva.
Kimmins, J.P. (1998). Forest ecology. Prentice-Hall, Upper Saddle River, New Jersey, 750 pp.
Vinh, T.V., Marchand, C., Linh, T.V.K., Vinh, D.D., & Allenbach, M. (2019). Allometric models to estimate above-ground biomass and carbon stocks in Rhizophora apiculata tropical managed mangrove forests (Southern Viet Nam). Forest Ecology and Management, 434, 131-141.
Zeide, B. (1993). Analysis of growth equations. Forest Science, 39, 594-616.