##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu thuần hóa cá Ong bầu nhằm mục tiêu xác định ngưỡng điều kiện môi trường phục vụ cho việc thuần hóa cá bố mẹ Ong bầu đạt kết quả tốt. Thời gian thực hiện từ 5/1 – 8/5/2016. Cá Ong bầu phục vụ thí nghiệm được thu mua chủ yếu ở xã Quảng Công và thị trấn Thuận An. Các yếu tố môi trường theo dõi bao gồm nhiệt độ, hàm lượng oxy hoà tan (DO), pH, độ mặn và loại thức ăn ưa thích của cá. Kết quả cho thấy cá tạp là loại thức ăn ưa thích nhất cho cá Ong bầu, với tỷ lệ điểm đạt cao nhất vào ngày thứ 5, với thức ăn công nghiệp thì tỉ lệ điểm cao nhất đạt vào ngày thứ 7. Ngưỡng nhiệt độ chịu đựng của cá khá cao, dao động từ 16 ÷ 340C. Đối với pH môi trường nuôi thì ngưỡng giá trị trên và dưới gây chết cá là 4,5 và 9,5. Độ mặn thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cá Ong bầu trong khoảng từ 5 ÷ 35‰, hiện tượng cá chết được ghi nhận với độ mặn môi trường nuôi 0‰.


ABSTRACT
The experimental domestication of (Rhynchopelates oxyrhynchus Temminck & Schlegel, 1842) to determine threshold environmental conditions, serving domestication broodstock fish have a good result. The period time of experiments conducted 5/1- 8/5/2016. Broodstock fish collected from two main areas (Quang Cong commune and Thuan An town). The monitor environmental factors including temperature, dissolved oxygen, pH, salinity and favourable feed. The results showed that trash fish was the favourable feed of Rhynchopelates oxyrhynchus, with the highest score peaked at day 5. Smilarly, artificial pellet was reached highest score at day 7. The temperature threshold was wide with a range of 16 ÷ 340C, meanwhile the values for pH was recorded at 4.5 ÷ 9.5. The favourable salinity for the growth of Ong bau ranged from 5 to 35‰. Noticeably, the mortal phenomenon of Ong bau started at 0‰ of salinity.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Lê Minh Tuệ, Nguyễn Tử Minh, & Trương Văn Đàn. (2018). Nghiên cứu thuần hóa cá ong bầu (rhynchopelates oxyrhynchus temminck & schlegel, 1842) phục vụ sinh sản nhân tạo ở vùng đầm phá Thừa Thiên Huế. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 2(2), 759–766. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v2n2y2018.162
Chuyên mục
Bài báo