##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Abstract

Hành tím được xem là một trong những đặc sản của tỉnh Quảng Ngãi, tập trung chủ yếu ở xã ven biển Bình Hải, huyện Bình Sơn với diện tích 180 ha. Tập quán hiện nay của người dân địa phương là trồng hành tím trên giá thể cát biển phủ đất. Tập quán này làm cạn kiệt nguồn tài nguyên cát biển, gây tác động xấu đến môi trường. Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và tình hình sâu bệnh hại trồng trên một số giá thể hữu cơ thay thế cát biển phủ đất trong sản xuất hành tím tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Thành phần và tỷ lệ giá thể hữu cơ theo công thức 30% phân chuồng hoai + 20% than sinh học + 30% cát biển + 20% bánh dầu đậu phộng (Công thức 3) cho kết quả tốt ở các khía cạnh: khả năng sinh trưởng và phát triển, tình hình sâu bệnh hại, năng suất.


ABSTRACT


Shallot is considered as one of the specialities of Quang Ngai province and cultivated mainly in Binh Hai commune, Binh Son district with the area of 180 ha. Custom of the local people is plant shallot on sand covered land. This practice depletes the resources of the sand, causing negative impacts on the environment. This study aims to assesst the growth and development of shallot on organic substrate to replace sand covered land in Binh Hai commune, Binh Son district, Quang Ngai province. Findings of the study show that the composition and ratio of organic substrate by 30% manure, 20% biochar, 30% sand, 20% peanut oil (CT 3) showed good results in terms of growth and development capacity, pest and disease status and yield. It is necessary to carry out more studies and applications of the Treatment 3 (CT 3) for other seasons in the year to confirm the results.


 

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

How to Cite
Nguyễn Văn Đức, Nguyễn Hữu Tuyển, Nguyễn Thị Vân, & Châu Võ Trung Thông. (2018). Nghiên cứu một số giá thể hữu cơ thay thế cát biển trong canh tác cây hành tím tại xã Bình Hải, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Hue University of Agriculture and Forestry Journal of Agricultural Science and Technology, 2(3), 881 –. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v2n3y2018.190
Section
Articles