##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Thí nghiệm gây miễn dịch bằng vaccine La Sota nhỏ mũi hai lần vào 7 và 21 ngày tuổi trên 4 đàn gà con với 150 con mỗi đàn ở hai địa bàn được đánh giá bằng xét nghiệm 30 mẫu huyết thanh mỗi đợt từ mỗi đàn sau liều vaccine thứ nhất 2 tuần và sau liều vaccine thứ hai 1 và 2 tuần, tổng cộng gồm 360 mẫu không lặp cá thể. Đồng thời, 633 mẫu phân gà tại các địa bàn đó được lấy trong 3 tháng thí nghiệm để xét nghiệm virus Newcastle. Kết quả cho thấy với hai lần nhỏ mũi, vaccine La Sota tạo được hơn 76% gà được bảo hộ vào 35 ngày tuổi nhưng đáp ứng miễn dịch ở gà con khác nhau phụ thuộc địa bàn nuôi và ở mức độ thấp hơn cũng phụ thuộc giống gà. Tuy nhiên, nguyên nhân cuối cùng của đáp ứng miễn dịch bất thường ở gà con có thể do sự lưu hành virus trên địa bàn. Phân tích sự biến động hiệu giá kháng thể theo thời gian cho thấy ở gà mái dường như virus Newcastle không xâm nhập vào trứng để gây dung thứ miễn dịch cho gà con mà miễn dịch thụ động từ gà mẹ có thể đã vô hiệu hóa liều vaccine La Sota đầu tiên và làm chậm miễn dịch chủ động sau liều vaccine thứ hai ở gà con sơ sinh. Vì vậy, để có hiệu quả phòng bệnh Newcastle cho gà con được ấp nở từ trứng của gà mái ở vùng có virus này hoặc gà mái có mức miễn dịch cao cần tiếp chủng vaccine nhắc lại lần nữa, hoặc dùng vaccine lần đầu muộn hơn, từ khoảng sau 21 ngày tuổi.


ABSTRACT
This immune-inducing experiment with vaccine La Sota against Newcastle disease virus administered intranasally twice at 7 and 21 days of life to 4 flocks with 150 chicks each in two locals was evaluated by assays of 30 serum samples from each flock each time 2 weeks after the first doses of accine and 1 and 2 weeks after the second doses, which totally involved 360 replacement samples. Simultaneously 633 feces samples of chickens in the locals were assayed for the prevalence of the virus. The results indicated that with the two times of nasal droppings the vaccine has created protective immunity to more than 76% of chicks at 35th day of age but immune responses varied dependently on rearing localities and in lower degrees on the breeds of chicks. The analysis of the changes of antibody titers in time demonstrated that possibly in layer hens Newcastle disease virus did not pass through into eggs to create immunologic tolerance in the chicks but maternal passive antibodies might inactivate the first vaccine doses and impede active immune responses in the offspring. So, for prophylactic effectiveness of vaccination to Newcastle disease in cases of chicks hatched from eggs of hens reared in locals with high prevalence of the virus or hens with high immunity to it, it requires an additional vaccine inoculation or delaying the initial vaccine administration until 21-day age.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Lê Đình Quang, Hồ Thị Ngọc Ánh, Hồ Thị Lệ, Bùi Thị Lan, Nguyễn Hữu Lợi, & Phạm Hồng Sơn. (2019). Đáp ứng miễn dịch của gà con đối với vaccine La Sota phòng bệnh Newcastle thay đổi theo điều kiện sinh thái chăn nuôi. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 3(1), 1117 –. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v3n1y2019.231
Chuyên mục
Bài báo