##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Bột Hồng trà hòa tan là sản phẩm được chế biến bằng phương pháp sấy phun dịch trích ly từ nguyên liệu Hồng trà được sản xuất theo phương pháp lên men toàn phần. Trong công trình này chúng tôi tiến hành khảo sát một số thông số trong quy trình sản xuất trà hòa tan như công đoạn trích ly (4 mốc thời gian và 3 mức nhiệt độ), công đoạn bổ sung chất mang (5, 10 và 15% maltodextrin) và sấy phun (5 mức nhiệt độ và 4 tốc độ bơm) đến chất lượng sản phẩm bột Hồng trà hòa tan. Kết quả nghiên cứu đã xác định được các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu quả quá trình trích ly. Điều kiện trích ly thích hợp là: nhiệt độ trích ly 85 o C, thời gian trích ly 40 phút. Tỷ lệ maltodextrin bổ sung vào dịch trà để làm chất trợ sấy thích hợp là 10%. Tiến hành sấy phun ở nhiệt độ thích hợp là 170 o C với tốc độ bơm nhập liệu là 30%. Sản phẩm bột Hồng trà hòa tan có tính chất cảm quan tốt, sản phẩm có độ ẩm đạt 4,37% và hàm lượng polyphenol đạt 8,19% chất khô.


ABSTRACT
Instant black tea power is presently manufactured by spray drying of the extracted liquor from fully fermented tea leaves. In this study, effects of some process parameters on the quality of instant black tea powder by spray drying method were determined. The results showed that the extraction in water was strongly influenced by the extraction time and temperature. The optimum extraction conditions were found to be 85 o C for 40min. Spray-dry added substance was maltodextrin at 10%. The spray drying operating conditions including inlet air temperature (170°C), feed flow rate (30%) were used for production of instant black tea power had an excellent sensory quality. In the instant black tea power, some quality factors were determined: moisture content 4,37% and polyphenol content 8,19%.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Nguyễn Quốc Sinh, Nguyễn Thị Diễm Hương, & Nguyễn Thành Thuận. (2019). Ảnh hưởng của một số thông số công nghệ đến chất lượng bột Hồng trà hòa tan bằng phương pháp sấy phun. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 3(2), 1217 –. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v3n2y2019.241
Chuyên mục
Bài báo