##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu này là xác định được một số chủng vi sinh vật có khả năng phân giải cellulose nhằm xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân hữu cơ vi sinh. Kết quả nghiên cứu cho thấy, số lượng của một số loại vi sinh vật có sự biến động lớn và chênh lệch giữa hai nhóm, nấm mốc dao động trong khoảng 0,34 x 107 đến 102,87 x 107 CFU/g mẫu, xạ khuẩn dao động trong khoảng 0,01x107 đến 0,04 x107 CFU/g mẫu và vi khuẩn dao động trong khoảng 0,36 x 107 đến 4,61 x 107 CFU/g mẫu. Trong số 62 chủng nấm mốc, 88 chủng xạ khuẩn và 69 chủng vi khuẩn phân lập từ môi trường đất ở 12 địa điểm khác nhau thuộc Thừa Thiên Huế, chúng tôi đã tiến hành tuyển chọn được ba chủng có khả năng phân giải cellulose mạnh nhất là 6NH (nấm mốc), 22TH (xạ khuẩn) và NH1 (vi khuẩn). Sử dụng giá thể cám gạo: bột ngô nhân sinh khối các chủng vi sinh vật tuyển chọn cho đường kính vòng phân giải cellulose cao nhất. Ủ phế phụ phẩm nông nghiệp với các chủng vi sinh vật tuyển chọn cho thấy khả năng phân giải cellulose của chúng rất tốt (giảm 75,0% cellulose so với đối chứng) và hàm lượng đạm, lân, kali tổng số đều tăng hơn so với đối chứng.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Nguyễn Thị Thu Thủy, Trần Thị Xuân Phương, Cao Thị Dung, Lê Thị Hương Xuân, & Trương Thị Hồng Hải. (2017). PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG VI SINH VẬT CÓ KHẢ NĂNG PHÂN GIẢI CELLULOSE VÀ BƯỚC ĐẦU ỨNG DỤNG TRONG XỬ LÍ PHẾ PHỤ PHẨM NÔNG NGHIỆP LÀM PHÂN HỮU CƠ VI SINH. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 1(1), 159–168. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v1n1y2017.26
Chuyên mục
Bài báo
Tiểu sử của Tác giả

Nguyễn Thị Thu Thủy

Trường Đại học Nông Lâm Huế

Trương Thị Hồng Hải

Trường ĐHNL Huế