##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Trong công trình này, chúng tôi đã nghiên cứu xác định một số thông số công nghệ thích hợp để thủy phân bã đậu nành bởi B. amyloliquefaciens N1 và lên men phế phụ phẩm này bởi L.fermentum DC4t2. Kết quả của công trình làm tiền đề cho nghiên cứu xử lý kết hợp hai chế phẩm vi sinh này nhằm nâng cao giá trị sử dụng của bã đậu nành. Các thông số công nghệ thích hợp trong việc ứng dụng chế phẩm L. fermentum DC4t2 để lên men bã đậu nành là: Mật độ gieo cấy ban đầu 106 CFU/g, thời gian ủ là 22 giờ, nhiệt độ 43oC. Kết quả nghiên cứu thủy phân bã đậu nành bởi B.amyloliquefacien N1 cho phép xác định được các thông số thích hợp là: mật độ gieo cấy ban đầu: 107 CFU/g và quá trình ủ được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn ủ ở 37oC để vi khuẩn phát triển sinh khối và sinh tổng hợp enzyme ngoại bào với thời gian ủ thích hợp là 24 giờ. Giai đoạn ủ để tạo điều kiện cho enzyme hoạt động thủy phân trong 4 giờ với nhiệt độ thích hợp là 45oC.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Đỗ Thị Bích Thủy & Lê Thị Kim Anh. (2017). NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ ĐỂ THỦY PHÂN VÀ LÊN MEN BÃ ĐẬU NÀNH BỞI CÁC CHẾ PHẨM Bacillus amyloliquefaciens N1 VÀ Lactobacillus fermentum DC4t2. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 1(1), 169–180. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v1n1y2017.27
Chuyên mục
Bài báo
Tiểu sử của Tác giả

Đỗ Thị Bích Thủy

Khoa Cơ khí - Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm, Đại Học Huế

Lê Thị Kim Anh

Khoa Cơ khí - Công nghệ, Trường Đại học Nông Lâm, Đại Học Huế