##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xây dựng mô hình sản xuất lúa hữu cơ trên vùng canh tác Tôm - Lúa huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre theo hướng bền vững. Thí nghiệm ngoài đồng ruộng được bố trí trên đất Tôm - Lúa của 3 chân ruộng xã Mỹ An và 3 chân ruộng xã An Điền, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 9 nghiệm thức x 3 lần lặp lại. Mô hình trình diễn lúa hữu cơ được thực hiện trên đất của 20 nông hộ, với tổng diện tích 20 ha ở 3 xã Mỹ An, An Điền và Thạnh Phong. Kết quả đề tài đã phân tích 19 mẫu đất, 8 mẫu nước đại diện cho diện tích 100 ha đất trồng lúa hữu cơ có các chỉ số về kim loại nặng trong đất và nước (Hg, As, Cd, Zn, Cu, Cr) đều dưới ngưỡng hoặc không phát hiện. Độ phì tự nhiên trong đất Tôm - Lúa rất cao. Kết quả thí nghiệm ngoài đồng đã kết luận, với lượng bón từ 700 - 1.200 kg/ha phân Sài Gòn Me Kong hữu cơ 35 và Hữu cơ Nhà nông cho năng suất không khác biệt thống kê so với nghiệm thức bón 400 kg/ha phân Lio Thái Gold và ruộng đối chứng bón phân vô cơ (60 N -30 K2O -30 P2O5). Mô hình trình diễn sản xuất lúa hữu cơ khoáng (400 kg/ha phân Lio Thái Gold) và hữu cơ không khoáng (1.000 kg/ha Sài Gòn Me Kong hữu cơ 35) cho năng suất không khác biệt so với mô hình sản xuất lúa vô cơ truyền thống năng suất dao động từ 3,0 - 6,0 tấn/ha, trung bình 4,4 tấn/ha. Với giá lúa cao hơn 1,17 lần (lúa hữu cơ khoáng) và 1,29 lần (lúa hữu cơ không khoáng) thì mô hình sản xuất truyền thống có lợi nhuận thấp hơn mô hình bón phân hữu cơ khoáng là 2,37 triệu đồng/ha tương đương 16,6% và thấp hơn so với mô hình hữu cơ không khoáng là 2,55 triệu đồng/ha tương đương 17,9%. Bên cạnh lợi nhuận kép từ hoạt động nuôi trồng và khai thác tự nhiên đối tượng thủy sản tăng hơn chưa được xem xét.


ABSTRACT


The study was conducted to build an organic rice production model on the Rice - Shrimp cultivation area in Thanh Phu district, Ben Tre province in a sustainable way. This field experiments were arranged on Rice - Shrimp soil of 3 fields at My An commune and 3 fields at An Dien commune, Thanh Phu district, Ben Tre province. This field experiments were completely randomized, including: 9 treatments x 3 replications. The demonstration model of organic rice was carried out on the land of 20 farmers, with a total area of ​​20 ha in three communes of My An, An Dien and Thanh Phong. The results of the study analyzed 19 soil samples, 8 water samples representing 100 ha of organic rice soil with indicators of heavy metals in soil and water (Hg, As, Cd, Zn, Cu, Cr) which were undetectable or not found. Natural fertility in Shrimp - Rice soil is very high. The field experiment showed that the amount from 700 - 1.200kg/ha of Saigon Me Kong 35 organic and Nha nong organic showed no statistical difference compared to the treatment of 400kg/ha (Lio Thai Gold organic) and inorganic model (60 N-30 K2O-30 P2O5). The demonstration model of organic rice production (400 kg/ha Lio Thai Gold) and organic non-mineral (1,000 kg/ha Saigon Me Kong 35 organic) productivity was not different from the traditional inorganic rice production model. Organic rice yield ranges from 3.0 to 6.0 tons/ha, averaging 4.4 tons/ha. The prices of organic rice having 1.17 times and 1.29 times is higher than inorganic rice, the organic mineral fertilizer model profit is higher than VND 2,37 million/ha, equivalent to 16.6% and VND 2,55 million/ha equivalent to 17.9% for non-mineral organic models. In addition to the mutual profit from the aquaculture and natural exploitation activities, the increased aquatic products have not been considered.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Phạm Thị Phương Thúy, Thái Thị Thanh Trọn, Sơn Thị Thanh Nga, Võ Thị Lào, & Hồ Hữu Nhân. (2019). ẢNH HƯỞNG CỦA LOẠI VÀ LIỀU LƯỢNG PHÂN BÓN ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA LÚA TRONG MÔ HÌNH TÔM - LÚA TẠI HUYỆN THẠNH PHÚ, TỈNH BẾN TRE: EFFECTS OF FERTILIZER TYPES TO RICE YIELD AND ECONOMIC EFFICIENCY IN RICE SHRIMP SYSTEM AT THANH PHU DISTRICT, BEN TRE PROVINCE. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 3(3), 1507–1519. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v3n3y2019.302
Chuyên mục
Bài báo