##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu này nhằm mục đích làm rõ những đặc điểm và những thách thức trong quản lý, bảo tồn đất ngập nước (ĐNN) tại vùng cửa sông Ô Lâu (CSÔL), tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết hợp phương pháp phỏng vấn nông hộ, phỏng vấn cán bộ với phương pháp bản đồ, GIS, viễn thám đã cho thấy, vùng CSÔL có diện tích khoảng 11.000 ha, trong đó, vùng lõi có diện tích là khoảng 433 ha. Theo tiêu chuẩn phân loại ĐNN của Việt Nam, khu vực này có 3 nhóm chính là i) nhóm ĐNN biển và ven biển; ii) nhóm ĐNN nội địa; và iii) nhóm ĐNN nhân tạo. Hiện nay, người dân vẫn đang khai thác các nguồn tài nguyên của vùng CSÔL cho các hoạt động sinh kế. Khoảng 99,6 ha cây bụi tại các bãi bồi đã bị thay thế bởi các loại cây nông nghiệp. Tài nguyên, cảnh quan ĐNN tại CSÔL đang bị biến đổi mạnh mẽ và chức năng sinh thái của khu vực này cũng đang bị suy giảm mạnh. Để phục hồi các chức năng của vùng CSÔL, cần nhiều giải pháp từ cả chính quyền địa phương, người dân và các nhà khoa học. Trong đó, quan trọng nhất là nhận thức của người dân và ý chí của các cấp quản lý trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển của vùng.


ABSTRACT


This study aimed at determining the O Lau river’s wetlands (OLRW) characteristics and identifying challenges in wetland management and conservation. By using various methods such as households and local government’s staff interview, mapping, geographic information system (GIS), remote sensing, the research results showed that the OLRW was about 11.000 hectares in which its core zone was about 433 hectares. Following Vietnam’s classification of wetlands, OLRW has three main categories, namely: i) marine and coastal wetlands; ii) inland wetlands; and iii) man-made wetlands. Currently, inhabitants are exploiting OLRW’s natural resources for their livelihood activities. Approximately 99,6 hectares of shrub-dominated wetlands were replaced by agricultural crops. OLRW’s natural resources and landscape have been destroying by human’s activities. In addition, its ecological function has also been reducing. For OLRW’s ecological functional resilience, it is necessary for the local government, inhabitants and sicientists to take countermeasures. The most important keys are inhabitants’ perception and local government’s mind in deciding to make of the development of the strategic plans.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Dương Quốc Nõn, Nguyễn Hữu Ngữ, Trương Đỗ Minh Phượng, Lê Hữu Ngọc Thanh, Nguyễn Thị Nhật Linh, Nguyễn Thành Nam, & Lê Thị Thúy. (2020). THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG THÁCH THỨC TRONG QUẢN LÝ ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI VÙNG CỬA SÔNG Ô LÂU, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ: CURRENT STATUS AND CHALLENGES IN MANAGEMENT OF WETLANDS IN O LAU RIVER, THUA THIEN HUE PROVINCE. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 4(2), 1861–1870. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v4n2y2020.438
Chuyên mục
Bài báo