##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Kết quả nghiên cứu đã cho thấy các đai rừng đều có khả năng phòng hộ chắn cát khá tốt. Độ cao cát bốc, cát lấp có sự sai khác nhau rõ rệt giữa các vị trí trước đai 5H, sau đai 10H và 20H so với trong đai rừng. Mức độ cát di động (cát bốc) xảy ra chủ yếu phía trước đai rừng 5H, còn ở trong đai rừng hiện tượng cát vùi lấp (cát lấp) xảy ra mạnh và sau đó hiện tượng này xảy ra rất ít ở phía sau đai rừng 10H, 20H. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng đã xác định đất ở các đai rừng thuộc loại trung tính, có pH ít biến động (pH = 6,5 - 7,2) và không khác biệt so với ngoài đất trống. Lượng vật rơi rụng trong các đai rừng nghiên cứu là khá nhiều, đủ phủ kín bề mặt đất. Độ ẩm đất ở trong rừng cao hơn nhiều so với độ ẩm đất đo được ở vị trí trước đai rừng 5H và sau đai rừng 10H, 20H. Ngược lại, nhiệt độ đất và độ sâu xuất hiện mạch nước ngầm ở trong các đai rừng thường thấp hơn ngoài đất trống (trước đai 5H, sau đai 10H và 20H).

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Ngô Thị Phương Anh, Lê Quang Vĩnh, Nguyễn Duy Phong, Hoàng Dương Xô Việt, & Phạm Thị Phương Thảo. (2017). KHẢ NĂNG CHẮN CÁT VÀ CẢI TẠO ĐẤT CỦA CÁC ĐAI RỪNG PHÒNG HỘ TRÊN VÙNG CÁT VEN BIỂN Ở XÃ ĐIỀN HÒA VÀ ĐIỀN HƯƠNG, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 1(1), 5–16. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v1n1y2017.6
Chuyên mục
Bài báo