##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Abstract

Điều tra thực trạng sản xuất lúa và vấn đề xử lý rơm rạ sau thu hoạch tại Thừa Thiên Huế được thực hiện thông qua phỏng vấn nông hộ ở xã Thủy Phù (thị xã Hương Thủy) và xã Hương Toàn (thị xã Hương Trà). Tiến hành điều tra 80 hộ nông dân bằng phiếu hỏi lập sẵn, kết quả cho thấy: Diện tích sản xuất lúa của các nông hộ đều phân bố rải rác với quy mô chủ yếu <5000 m2 (chiếm 77,5%). Cơ cấu giống lúa đa dạng với 16 giống và đã mạnh dạn canh tác các giống lúa mới. Các nông hộ ở địa điểm điều tra bón phân vô cơ cho lúa ở mức cao hơn so với quy trình khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông lâm ngư Thừa Thiên Huế. Các loại phân vô cơ được trộn lẫn với nhau và bón tập trung trong 4 đợt (bón lót và 3 lần bón thúc). Nông dân cũng sử dụng phân hữu cơ vi sinh Sông Hương và Quế Lâm để bón lót cho cây lúa nhưng tỷ lệ hộ áp dụng chưa nhiều (22,5% ở Thủy Phù và 12,5% ở Hương Toàn) và lượng bón còn thấp (500 kg/ha). Đa số nông hộ thu hoạch lúa bằng máy gặp đập liên hợp. Tùy tập quán từng vùng mà chiều cao gốc rạ để lại sau thu hoạch có khác nhau từ 20 - 30 cm (ở Hương Toàn) và >30 cm (ở Thủy Phù). Hình thức xử lý rơm rạ của người dân chủ yếu là đốt trực tiếp, vùi lấp và xử lý bằng chế phẩm.


ABSTRACT 


Investigating the current situation of rice production and the treatment of rice straw after harvest was conducted by interview households at two location, namely Thuy Phu and Huong Toan commune in Thua Thien Hue province. The samples of the survey were 80 farm households. Results indicated that the rice production area of the households was scatteredly distributed with the main scale of <5000 m2 (77.5%). The structure of rice varieties was quite diverse with 16 varieties and new rice varieties were actively cultivated. The amount of inorganic fertilizer was applied at a higher level than recommended by the Agriculture, Forestry and Fisheries Extension Center in Thua Thien Hue. Inorganic fertilizers were mixed together and applied in four times including the basal fertilizer and three times application. Farmers also used Song Huong Organic fertilizers and Que Lam Organic fertilizers for fertilizing but the number of households applying it was not much (22,5% at Thuy Phu and 12,5% Huong Toan) with the level of investment was still low (500 kg/ha). Harvesting rice was conducted by the combine harvester. Depending upon the custom of each region, the height of the stubble was left behind different with 30 cm in Thuy Phu and 20 - 30 cm in Huong Toan. The form of rice straw treatment of farmers was direct burning, backfilling and treatment by using probiotics.


 


 


 


 

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

How to Cite
Trần Thị Xuân Phương, Hoàng Trọng Nghĩa, Hồ Đăng Khoa, Tôn Thất Các, Phùng Viên, Trương Phước Hiếu, & Nguyễn Hoàng Linh. (2021). HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT LÚA VÀ XỬ LÝ RƠM RẠ SAU THU HOẠCH Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ: SITUATION OF RICE PRODUCTION AND TREATMENT STRAW AFTER HARVEST IN THUA THIEN HUE PROVINCE. Hue University of Agriculture and Forestry Journal of Agricultural Science and Technology, 5(3), 2720–2726. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v5n3y2021.857
Section
Articles