##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện tại Phòng thí nghiệm Wet Lab, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng và hoạt tính enzyme tiêu hóa của tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei ương nuôi trong môi trường biofloc với mật độ cao đạt 5.000 con/m3. Tôm giống PL10 được bố trí theo 2 nghiệm thức môi trường ương nuôi khác nhau gồm (i) không có biofloc (ii) có biofloc trong bể ương thể tích 1 m3 với nguồn nước biển có độ mặn 15‰ và thời gian ương nuôi thí nghiệm trong 30 ngày. Nguồn carbohydrate từ rỉ đường được sử dụng để tạo và duy trì biofloc với tỉ lệ C/N = 15. Kết quả nghiên cứu cho thấy biofloc có tác động tăng cường hoạt tính của enzyme tiêu hóa bao gồm amylase và cellulase ở tôm ương nuôi. Nghiệm thức ương nuôi theo công nghệ biofloc tôm đạt giá trị cao hơn về chiều dài (47,20 ± 1,52 mm/con), trọng lượng (0,71 ± 0,08 g/con), tổng số tế bào máu (7,29 ± 0,15 x 106 tế bào/mL) và tỷ lệ sống (85,61 ± 0,61%) so với nghiệm thức ương nuôi không biofloc với các giá trị tương ứng lần lượt là 40,64 ± 2,62 mm/con, 0,52 ± 0,05 g/con, 6,12 ± 0,51 x 106 tế bào/mL, 73,54 ± 0,65% (p < 0,05) Tôm sau ương nuôi trong môi trường biofloc có khả năng chống chịu stress do biến động môi trường về yếu tố pH, nhiệt độ và độ mặn tốt hơn so với nghiệm thức đối chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tính khả thi trong ương nuôi tôm thẻ chân trắng với mật độ cao trong môi trường biofloc đáp ứng nhu cầu phát triển đối tượng nuôi này hiện nay.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Linh Võ Thị, Sương Le Thị Thu, Dưỡng Trần Đăng, Niệm Phạm Thị Ái, Vỳ Huỳnh Văn, Huy Nguyễn Văn, & Minh Nguyễn Tử. (2022). ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG NUÔI BIOFLOC LÊN SINH TRƯỞNG VÀ HOẠT TÍNH ENZYME TIÊU HÓA CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei) GIAI ĐOẠN ƯƠNG GIỐNG . Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 6(3), 3119–3130. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v6n3y2022.876
Chuyên mục
Bài báo