##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Lũ lụt là thiên tai xuất hiện nhiều nhất (3 - 4 trận/năm) và gây hậu quả nặng nề nhất trên lưu vực sông (LVS) Lại Giang. Mưa nhiều và lũ lụt ở đây có sự ảnh hưởng rất lớn của địa hình và hình thái LVS. Bài báo nhằm giới thiệu phương pháp Synop để làm rõ các khối khí và các hình thế thời tiết gây mưa lớn, trong đó không khí lạnh chiếm >33%; Sử dụng phương pháp địa lí hình thái và GIS xác định địa hình của LVS có hướng thấp dần từ hướng Tây qua hướng Đông, ở phía Tây của LVS có dãy núi Nam Trường Sơn phân bố chạy theo hướng Bắc - Nam với độ cao 500 - 70 m và dãy núi Bình Đê có hướng chạy ngang ra biển làm cho các khối khí ẩm mùa đông từ biển thuận lợi đi sâu vào LVS khi gặp bức chắn địa hình từ dãy núi này gây ra mưa lớn. Ngoài ra, LVS Lại Giang có độ dốc ở thượng lưu khá lớn (13,9o), hình dáng LVS mở rộng ở vùng thượng lưu và trung lưu nhưng lại thu hẹp vùng hạ lưu. Điều này đã làm cho quá trình tập trung lũ nhanh, thời gian truyền lũ ngắn (từ 6 - 8 tiếng), vùng ngập lụt ở hạ lưu bị ảnh hưởng rất rộng với thời gian ngập trung bình 3 - 5 ngày.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Phan Thái Lê, Ngô Anh Tú, Huỳnh Xuân Tân, & Lê Chiêu Tâm. (2022). ẢNH HƯỞNG CỦA ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO ĐẾN MƯA VÀ LŨ LỤT Ở LƯU VỰC SÔNG LẠI GIANG, TỈNH BÌNH ĐỊNH. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 6(2), 3093–3106. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v6n2y2022.889
Chuyên mục
Bài báo