##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định tỷ lệ cây Lục bình bổ sung vào giá thể mùn cưa cao su để trồng nấm sò trắng đảm bảo năng suất và an toàn cho người sử dụng vừa tận dụng nguồn nguyên liệu cây lục bình đang phát triển mạnh và rất khó kiểm soát tại Thừa Thiên Huế vừa cải tạo môi trường. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối hoàn toàn ngẫu nhiên (RCB) gồm 5 công thức và 3 lần nhắc lại, mỗi công thức với số lượng 15 bịch, tổng số bịch là 75. Kết quả thí nghiệm cho thấy để vừa giải quyết vấn đề môi trường vừa đem lại thu nhập cho người dân có thể sử dụng công thức II với tỷ lệ phối trộn: 25% cây lục bình + 64% mùn cưa + 5% cám gạo + 5% bột ngô + 1% CaCO­3 để trồng nấm sò vì thời gian sinh trưởng và phát triển được rút ngắn 53,2 ngày, năng suất đạt 36,44% so với nguyên liệu khô và hiệu quả kinh tế đạt 4,547 triệu đồng/ 1 tấn nguyên liệu cao hơn so với các công thức có tỷ lệ phối trộn cây lục bình khác. Hàm lượng kim loại nặng trong nguyên liệu cây lục bình và trong quả thể nấm sò đều nằm trong ngưỡng an toàn cho phép sử dụng.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Hường Lê Thị Thu, Hà Trần Thị Thu, & Hà Lê Thị. (2022). NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CÂY LỤC BÌNH (Eichhornia crassipes (Mart) Solms) LÀM GIÁ THỂ TRỒNG NẤM SÒ TRẮNG (Pleurotus pulmonarius (Fr.) Quél.) TẠI THỪA THIÊN HUẾ. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 6(3), 3180–3188. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v6n3y2022.894
Chuyên mục
Bài báo