##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu này được thực hiện để xây dựng quy trình tái sinh chồi cây dưa lưới in vitro từ các loại mô của cây dưa lưới mới nảy mầm. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thời gian thích hợp để khử trùng hạt dưa lưới bằng dung dịch H2O2 15% là 9 phút với tỷ lệ mẫu sạch là 80%, tỷ lệ hạt sống và sạch nảy mầm là 100%. Mô lá, cuống lá và đốt thân của cây in vitro nảy mầm từ hạt có khả năng cảm ứng phát sinh hình thái cao hơn lá mầm, trụ dưới lá mầm và chồi đỉnh. Môi trường thích hợp để tạo mô sẹo từ phiến lá và cuống lá là môi trường cơ bản có bổ sung 0,3 mg/L NAA (naphthaleneacetic acid) hoặc 0,3 mg/L IBA (indole-3 butyric acid) với tỷ lệ tạo mô sẹo đạt từ 80% - 100%. Môi trường cơ bản có bổ sung 0,5 mg/L BAP (6-benzylaminopurine) và 0,1 mg/L NAA là môi trường thích hợp nhất cho quá trình cảm ứng tạo chồi từ mô sẹo, tỷ lệ tạo chồi là 100% với số chồi/mẫu là 4,3 chồi. Môi trường nuôi cấy cơ bản bổ sung 0,6 mg/L BAP hoặc 0,3 mg/L kinetin là môi trường thích hợp nhất để tái sinh chồi trực tiếp từ đốt thân, tỷ lệ tạo chồi là 100%, số chồi tạo thành lần lượt là 2,2 chồi/mẫu và 1,93 chồi/mẫu.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Trần Thị Triêu Hà, Lã Thị Thu Hằng, & Dương Thanh Thủy. (2022). NGHIÊN CỨU TÁI SINH CHỒI IN VITRO CÂY DƯA LƯỚI (Cucumis melo L.). Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 6(2), 2994–3004. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v6n2y2022.902
Chuyên mục
Bài báo