##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Mục đích của nghiên cứu là góp phần xây dựng quy trình sinh sản nhân tạo cá Tỳ bà bướm hổ. Nghiên cứu gồm 2 thí nghiệm. Ở thí nghiệm 1, cá được tiêm hocmon LHRHa (Luteinizing hormone-releasing hormone analog) với liều lượng 50 µg; 100 µg; 150 µg và 200 µg kết hợp với 10 mg DOM (Domperidone)/1 kg khối lượng, tương ứng với 4 nghiệm thức NT1.1, NT1.2, NT1.3, NT1.4 và nghiệm thức đối chứng không tiêm (ĐC1). Thí nghiệm 2 dùng phương pháp nâng nhiệt độ nước để kích thích cá sinh sản, với 3 nghiệm thức ĐC2 (nghiệm thức đối chứng, giữ nguyên nhiệt độ nước ở 23ºC), NT2.1 (nâng nhiệt độ nước từ 23ºC lên 26ºC) và NT2.2 (nâng nhiệt độ nước từ 23ºC lên 29ºC). Kết quả thí nghiệm 1 cho thấy, ở nghiệm thức ĐC1 cá không đẻ trứng. Thời gian hiệu ứng của NT4 đạt ngắn nhất (6,44 giờ) và sai khác có ý nghĩa thống kê với các nghiệm thức còn lại (p < 0,05), tuy nhiên không có sự khác biệt lớn về thời gian hiệu ứng giữa NT1 và NT2 (p > 0,05). Tỷ lệ cá đẻ đạt cao nhất (45,56%) ở NT3 và NT4 và khác biệt có ý nghĩa thống kê với NT1 và NT2 (p < 0,05). Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng giữa các nghiệm thức thí nghiệm không sai khác (p > 0,05). Kết quả thí nghiệm 2 cho thấy, ở nghiệm thức ĐC2 cá không đẻ trứng. Hai nghiệm thức NT1.1 và N2.2 có tỷ lệ đẻ lần lượt là 40,00 ± 6,67% và 43,3 ± 8,82%. Thời gian hiệu ứng, tỷ lệ đẻ, thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng giữa 2 nghiệm thức này sai khác không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Võ Điều, Nguyễn Văn Huệ, & Phan Đỗ Dạ Thảo. (2022). ẢNH HƯỞNG CỦA LHRHa VÀ NHIỆT ĐỘ NƯỚC ĐẾN SINH SẢN CỦA CÁ TỲ BÀ BƯỚM HỔ (Sewellia lineolata). Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 6(2), 3030–3039. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v6n2y2022.904
Chuyên mục
Bài báo