##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Tại Thừa Thiên Huế, cây nghệ vàng chủ yếu được trồng nhỏ lẻ tại các nông hộ để tự cung tự cấp. Do diện tích trồng rất ít nên cây nghệ vàng chưa trở thành hàng hóa có giá trị cung ứng cho thị trường. Ngoài ra, sản xuất nghệ vàng trên địa bàn theo tập quán truyền thống, chưa khai thác hết tiềm năng năng suất và hiệu quả kinh tế. Nghiên cứu này bao gồm tổ hợp các lượng đạm và kali như sau: 170 kg N + 100 kg K2O; 200 kg N + 150 kg K2O và 230 kg N + 200 kg K2O. Đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển, phẩm chất, năng suất, hiệu quả kinh tế của cây nghệ vàng đã được thực hiện. Kết quả nghiên cứu đã xác định được liều lượng bón đạm và kali thích hợp cho 01 ha cây nghệ vàng là 200 kg N + 150 kg K2O trên nền phân bón 2 tấn phân hữu cơ vi sinh + 500 kg vôi + 120 kg P2O5. Bón với liều lượng bón này, cây nghệ vàng có các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và chất lượng đảm bảo. Năng suất thực thu và hiệu quả kinh tế của nghệ đạt cao nhất tương ứng: 42,8 tấn/ha và 273,4 triệu đồng/ha.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Đông Trần Phương, Phương Trần Thị Xuân, Giang Nguyễn Thị, & Hạnh Trần Xuân. (2022). NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA LIỀU LƯỢNG ĐẠM VÀ KALI ĐẾN CÂY NGHỆ VÀNG (CURCUMA LONGA L.) TẠI TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 6(3), 3189–3195. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v6n3y2022.942
Chuyên mục
Bài báo