##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện trong vụ Đông Xuân 2020 - 2021 và Hè Thu 2021 trên đất phù sa tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình ứng dụng than sinh học (biochar) trong canh tác lúa. Kết quả cho thấy: Mô hình sử dụng biochar (2,5 tấn) tạo ra từ nguồn nguyên liệu rơm và trấu trên nền phân bón 100 kg N + 65 kg P2O5 + 70 kg K2O + 500 kg vôi có ảnh hưởng tốt đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lúa HT1 so với mô hình đối chứng bón 110 kg N + 70 kg P2O5 + 75 kg K2O + 500 kg vôi. Bón biochar giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây lúa từ 1 - 2 ngày và tăng năng suất lúa từ 1,0 - 1,1 tấn/ha. Đối tượng sâu bệnh hại chính là bệnh đốm nâu và sâu cuốn lá nhỏ (điểm 3). Mật độ sâu cuốn lá nhỏ ở mô hình biochar trong 2 vụ thấp hơn so với mô hình đối chứng. Hơn nữa, sử dụng biochar trong canh tác lúa đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với việc chỉ bón phân theo truyền thống của người dân 6,0 - 7,3 triệu đồng/ha và góp phần cải thiện một số tính chất hóa tính và sinh học của đất đặc biệt là mô hình biochar.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Phương Tran Thi Xuan, Giang Nguyễn Thị, Nghĩa Hoàng Trọng, Hạnh Trần Đức, Phương Phạm Xuân, Ngọc Nguyễn Thị, Cường Đỗ Minh, & Sinh Trần Lâm. (2022). HIỆU QUẢ CỦA BIOCHAR TRONG CANH TÁC LÚA Ở THỪA THIÊN HUẾ. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 6(3), 3196–3204. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v6n3y2022.959
Chuyên mục
Bài báo