##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích sử dụng mùn cưa gỗ keo lá tràm (Acacia auriculiformis A. Cunn) để trồng nấm Vân chi (Trametes versicolor (L.) Lioud (1920)) từ nguồn nguyên liệu có sẵn tại A Lưới và so sánh giữa 2 địa điểm trồng là A Lưới và thành phố Huế. Thí nghiệm được bố trí gồm 4 công thức và tại 2 địa điểm A Lưới và thành phố Huế, trên hai loại mùn cưa gỗ cao su và mùn cưa gỗ keo lá tràm. Kết quả cho thấy thời gian sinh trưởng, phát triển trên mùn cưa gỗ keo lá tràm rút ngắn hơn so với trên nguyên liệu mùn cưa gỗ cao su khoảng 3 - 4 ngày. Trồng tại A Lưới, nấm vân chi cho kích thước về chiều dài và đường kính quả thể lớn hơn lần lượt là 1,01 - 1,06 cm, và 0,93 - 1,51 cm so với trồng tại thành phố Huế nên năng suất cao hơn từ 2,46 - 3,47 gam/kg nguyên và hiệu quả kinh tế cao hơn, dao động từ 2.776.000 - 3.968.000 đồng. Hàm lượng Pb và Cd trong mùn cưa gỗ keo đạt lần lượt là 41,21 mg/kg và 1,42 mg/kg, hàm lượng Pb trong quả thể nấm vân chi dao động từ 0,010 - 0,013 mg/kg và hàm lượng Cd dao động từ 0,040 - 0,052 mg/kg. Như vậy, nấm vân chi trồng tại A Lưới sinh trưởng phát triển và cho năng suất cao hơn so với trồng tại thành phố Huế và trồng trên nguyên liệu mùn cưa gỗ keo lá tràm cũng cho kết quả về sinh trường và năng suất tương tự với mùn cưa gỗ cao su. Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng (Pb và Cd) trong nguyên liệu mùn cưa gỗ cao su và mùn cưa gỗ keo lá tràm cũng như trong quả thể nấm vân chi đều nằm trong ngưỡng an toàn cho phép.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Hường Lê Thị Thu, Trang Nguyễn Hiền, Minh Vũ Tuấn, Hiền Phạm Thị Thảo, & Hà Trần Thị Thu. (2023). NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG MÙN CƯA GỖ KEO LÁ TRÀM (Acacia auriculiformis A. Cunn) TRỒNG NẤM VÂN CHI (Trametes versicolor (L.) Lioud (1920)) TẠI A LƯỚI, THỪA THIÊN HUẾ. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 7(2), 3553–3562. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v7n2y2023.1024
Chuyên mục
CÂY TRỒNG - THỰC VẬT