##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Ốc bươu vàng (OBV), Pomacea canaliculata Lamarck là một trong những loài dịch hại quan trọng trên cây lúa tại Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu này được thực hiện trong năm 2023 nhằm đánh giá sự gây hại của OBV trên cây lúa và diễn biến mật độ của chúng trên ruộng lúa. Thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo hằng năm của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2018 – 2022, số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra đồng ruộng tại sáu địa điểm trồng lúa ở thành phố Huế gồm bốn phường (Hương Long, Hương An, Hương Sơ, Hương Vinh) và hai xã (Hương Phong và Phú Dương) trong hai vụ Đông xuân và Hè thu. Kết quả cho thấy, trong giai đoạn 2018 – 2022, mỗi năm OBV gây hại trên 1.000 ha lúa với mật độ ốc phổ biến từ 3 - 6 con/m2, cục bộ lên đến 10 – 20 con/m2. Trong cả hai mùa vụ Đông xuân 2022 - 2023 và Hè thu 2023, mật độ OBV trên ruộng lúa đều đạt cao nhất vào giai đoạn lúa đẻ nhánh với 0,57 – 1,51 ổ trứng/m2 và 3,03 - 5,45 con/m2, cao hơn so với giai đoạn mạ, làm đòng và trước thu hoạch. Trong đó, tỷ lệ đực/cái trong quần thể OBV trưởng thành đạt cao nhất ở giai đoạn mạ là 1:3,6 và thấp nhất giai đoạn trước thu hoạch tương ứng là 1:1,6. Cần tiếp tục thực hiện các nghiên cứu về sinh học OBV để có cơ sở dự báo chính xác tình hình phát sinh gây hại của chúng trên đồng ruộng, xây dựng quy trình quản lý OBV hại lúa hiệu quả tại địa phương.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Dương Thị Tuyết Ngân, Huỳnh Thị Minh Hằng, Đào Duy Khôi, Trần Ngọc Hiếu, Trương Quốc Tỉnh, & Trần Thị Hoàng Đông. (2024). Ốc bươu vàng (Pomacea canaliculata Lamarck) hại lúa tại Thừa Thiên Huế trong năm 2023. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 8(2), 4189–4195. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v8n2y2024.1132
Chuyên mục
CÂY TRỒNG - THỰC VẬT