##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Nghiên cứu và lựa chọn các mô hình nông nghiệp theo hướng thông minh với khí hậu (Climate smart - Oriented agricultural practices: CSA) là hết sức quan trọng và cần thiết để hỗ trợ nông dân sản xuất nhỏ cũng như chính quyền địa phương ứng phó tốt hơn với biến đổi khí hậu (BĐKH) đồng thời đảm bảo an ninh lương thực bền vững. Các phương pháp sử dụng để thu thập số liệu trong nghiên cứu bao gồm: phỏng vấn sâu (n = 6), thảo luận nhóm tập trung (1 nhóm) và phỏng vấn hộ sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc (n = 60). Phương pháp để xác định mô hình theo hướng CSA căn cứ kết quả tham vấn và thảo luận nhóm dựa vào 04 tiêu chí: thích ứng với BĐKH, giảm thiểu BĐKH, an ninh lương thực, và phù hợp với năng lực nông hộ. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh giá đa tiêu chí để đánh giá tính bền vững của các mô hình theo hướng CSA. Kết quả nghiên cứu đã xác định được 11 mô hình nông nghiệp theo hướng CSA và mỗi mô hình được phân tích đặc điểm theo 04 nhóm tiêu chí của CSA. Nghiên cứu đã tổng hợp theo 7 nhóm mô hình nông nghiệp chính để đánh giá tính bền vững. Kết quả đánh giá tính bền vững của 7 nhóm mô hình cho thấy các nhóm mô hình này đều bền vững cao, trong đó nhóm mô hình xử lý rơm rạ sau thu hoạch và nhóm mô hình chăn nuôi sử dụng đệm lót là bền vững nhất.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Lê Thị Hồng Phương. (2022). ĐÁNH GIÁ TÍNH BỀN VỮNG CỦA CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG THÔNG MINH VỚI KHÍ HẬU TẠI HUYỆN PHÚ VANG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 6(2), 3107–3118. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v6n2y2022.949
Chuyên mục
Bài báo