##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Tóm tắt
Cây dừa (Cocos nucifera L.) có thân lá lớn nên cần bổ sung các chất dinh dưỡng nhằm đáp ứng nhu cầu sinh trưởng và cho quả quanh năm. Trong các loại dinh dưỡng, lân giúp cây dừa ra rễ tốt, tăng tổng số tàu lá, rút ngắn thời gian ra hoa, tăng tỉ lệ đậu quả và góp phần tăng năng suất. Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định số lần bón và liều lượng phân lân thích hợp cho cây dừa Ta trong thời kỳ kinh doanh 7 - 8 năm tuổi tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre từ tháng 7/2022 đến tháng 12/2024. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô phụ gồm 16 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, yếu tố lô chính là số lần bón lân và yếu tố lô phụ là liều lượng phân lân. Kết quả cho thấy, bón phân lân 3 lần/năm với liều lượng 65 kg P2O5/ha/năm đã giúp cây dừa sinh trưởng, phát triển tốt, đạt 14,2 lá mọc thêm/cây/năm, 165,4 hoa cái/cây/năm, tỉ lệ đậu quả 46,5%, năng suất 77,0 quả/cây/năm, khối lượng cơm dừa tươi 249,2 g/quả, khối lượng copra 1.273,6 kg/ha/năm, hàm lượng dầu 68,8% và tỉ suất lợi nhuận cận biên đạt cao nhất (8,08). Vì vậy, nên áp dụng công thức bón phân lân 3 lần/năm với liều lượng 65 kg P2O5/ha/năm trong canh tác cây dừa tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre để đạt hiệu quả cao.
##plugins.themes.huaf_theme.article.details##
Tài liệu tham khảo
Đặng Hoàng Lam, Nguyễn Huy Phương, Nguyễn Đình Đạt và Nguyễn Tiền Giang. (2022). Xây dựng mô hình MIKE 11 phục vụ công tác dự báo thủy văn và xâm nhập mặn tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 740(1), 38-49. DOI:10.36335/VNJHM.2022.
Dương Hồng Sơn, Bùi Huyền Linh, Nguyễn Anh Đức và Trần Anh Phương. (2024). Nghiên cứu đánh giá tác động kép của biến đổi khí hậu và các phát triển thượng nguồn đến xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, 763, 13-23.
Nguyễn Đoàn Hữu Trí, Lê Công Nông, Thái Nguyễn Quỳnh Thư, Lưu Quốc Thắng và Nguyễn Đức Xuân Chương. (2020). Ảnh hưởng của phân lân đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng dừa ở đầu giai đoạn kinh doanh trong điều kiện xâm nhập mặn tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển, 19(4), 18-27. DOI: 10.52997/jad.3.04.2020
Nguyễn Hiếu Trung, Trần Thị Kim Hồng, Trần Nguyễn và Nguyễn Vũ Luân. (2021). Đánh giá ảnh hưởng của xâm nhập mặn lên các mô hình canh tác nông nghiệp tại huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề Môi trường và Biến đổi khí hậu, 57(2), 183-189. DOI:10.22144/ctu.jsi.2021.061
Nguyễn Khởi Nghĩa, Nguyễn Hửu Thiện, Võ Duyên Thảo Vy và Nguyễn Thành Tới. (2024). Khảo sát hiện trạng canh tác và một số đặc tính hóa học và sinh học đất trồng dừa (Cocos nucifera L.) tại một số huyện thuộc tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 60(1B), 138-149.
Nguyễn Võ Nhất Duy, Nguyễn Thị Thanh Hoa, Huỳnh Quang Đức, Lê Thanh Hải và Nguyễn Hồng Quân. (2024). Cây dừa Bến Tre: Thực trạng và những định hướng phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Kỷ yếu Hội thảo khoa học ngành dừa, 47-52.
Phạm Thị Lan, Võ Văn Long, Nguyễn Thị Bích Hồng, Lưu Quốc Thắng và Phạm Phú Thịnh. (2010). Nghiên cứu hoàn thiện các dữ liệu khoa học của bốn giống dừa bản địa làm cơ sở xin công nhận giống. Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu.
Thái Nguyễn Quỳnh Thư, Trần Đăng Hòa, Nguyễn Đoàn Hữu Trí và Trần Thị Hoàng Đông. (2024). Tình hình xâm nhập mặn và biện pháp kỹ thuật canh tác dừa của nông hộ tại tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, 8(3), 4371-4382.
Trần Văn Hâu và Nguyễn Chí Linh. (2011). Khảo sát đặc tính ra hoa của một số giống dừa (Cocos nucifera L.) cao được trồng tại huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 17(a), 210-218.
Trần Văn Hâu và Triệu Quốc Dương. (2011). Điều tra một số biện pháp canh tác, hiện tượng dừa không mang trái và áp dụng biện pháp canh tác tổng hợp trên năng suất dừa Ta xanh (Cocos nucifera L.) tại tỉnh Bến Tre. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 17(b), 272 - 281.
Nguyễn Huy Hoàng, Lê Hữu Cần, Nguyễn Bá Thông, Lê Quốc Thanh, Nguyễn Đình Hiền và Phạm Anh Giang. (2017). Phương pháp thí nghiệm và thống kê sinh học. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu. (2015). Quy trình canh tác tổng hợp giống dừa cho khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long và Duyên hải Nam Trung Bộ, Quyết định số 158/QĐ-VD.
Khan, H. H., & Krishnakumar, V. (2018). Soil Productivity and Nutrition. In K. U. K. Nampoothiri, V. Krishnakumar, P. K. Thampan & M. A. Nair (Eds.), The Coconut Palm (Cocos nucifera L.) - Research and Development Perspectives (pp. 391-392). Singapore: Springer Nature Singapore.
Krishnan, P., Nair K. M, Naidu, L. G. K., Srinivas, S., Arti, K., Nasre, R. A., Ramesh, M., & Gajbhiye, K. S. (2004). Land, soil and land use of Lakshadweep Coral Islands. Journal of the Indian Society of Soil Science, 52(3), 226-231.
Le, H. B., Nguyen, X. H., Le, H., Thai, V. N., Nguyen, T. P., & Le., M. T. (2022). Drought, Sulphate Acidifications and Saline Intrucsion in Mekong Delta, Caused by the Hydro-Electric Dams in Upstream of River and Climate Change. BP International: London, 72-73.
Liu, X., Wu, Y., Zhang, M., Gao, P., Li, J., Ding, H., Sun, X., Lu, L.. Iqbal, A., & Yang, Y. (2024). Phosphorus mediated transition from vegetative to reproductive growth in dwarf coconut (Cocos nucifera L.). International Journal of Molecular Sciences, 25(22), 12040. DOI: 10.3390/ijms252212040
Loganathan, P., Dayaratne, P. M. N., & Shanmuganathan, R. T. (1984). Evaluation of the phosphorus status of some coconut growing soils of Sri Lanka. Cocos, 2, 29-43.
Malhotra, S. K., Maheswarappa, H. P., Slvamani, V. & Chowdappa P. (2017). Diagnosis and management of soil fertility constraints in coconut (Cocos nucifera): A review. Indian Journal of Agricultural Sciences, 87(6), 711-726. DOI: 10.56093/ijas.v87i6.70899
Manciot, R., Ollagnier, M. & Ochs, R. (1979). Mineral nutrition and fertilization of coconuts around the world. Oleagineux, 34(11), 511-515.
Mathew, J., Haris, A. A., Indhuja, S., Nair, K. M., Krishnakumar, V., Bhat, R. & Shil, S. (2024). Influence of mineral nutrition on the soil health and productivity of coconut palms (Cocos nucifera L.) in tropical land use systems. Journal of Animal & Plant Sciences, 34(5), 1275-1289.
Mathur, P.N., Muralidharan, K., Parthasarathy, V. A., Batugal, P., & Bonnot, F. (2008). Data Analysis Manual for Coconut Researchers. Bioversity Technical Bulletin No. 14. Bioversity International, Italy: Rome.
Naresh, K. S., & Aggarwal, P. K. (2013). Climate change and coconut plantations in India: impacts and potential adaptation gains. Agricultural Systems, 117, 45-54.
Nath, J. C., Arulraj, S., & Maheswarappa, H. P. (2012). Integrated nutrient management in COD x WCT hybrid coconut under alluvial clay-loam soil of Assam. Journal of Plantation Crops, 40(2), 105-110. Retrieved from https://updatepublishing.com/journal/index.php/JPC/article/view/5880
Ngo, V. T., Michal, S. B. & Nguyen, H. T. (2025). Completing dried coconut value chain of Vietnam towards sustainable development goals. Journal of Lifestyle & SDG’s Review, 5(e03321), 1-14. DOI: 10.47172/2965-730X.SDGsReview.v5.n01.pe03321
Remison, S. U., Iremiren, G. O., & Thomas G. O. (1988). Effect of salinity on nutrient content of the leaves of coconut seedlings. Plant and Soil (Netherlands), 109, 135-138.
Sun, C. X. (2011). Growth and physiological response to water and nutrient stress in oil palm. African Journal of Biotechnology, 10(51), 10465-10471.
Tang, L., & Li, Y. (2024). Effects of sodium chloride application on major mineral nutrient elements in leaves of coconut seedlings. Tropical Agricultural Science & Technology, 47, 16-20.