##plugins.themes.huaf_theme.article.main##
Tóm tắt
Nghiên cứu điều tra hiện trạng nuôi và nhu cầu giống cua Xanh (Scylla paramamosain) tại phá Tam Giang-Cầu Hai (Thành phố Huế) và đầm Thị Nại (Bình Định) qua khảo sát 302 hộ. Kết quả cho thấy 100% hộ ở Thị Nại (ĐTN) và 77,3% hộ ở Tam Giang-Cầu Hai (TG-CH) áp dụng mô hình nuôi xen ghép cua với tôm (Sú là chính, Thẻ chân trắng, Đất) và cá (Dìa, Măng, Đối, Nâu, Kình). Diện tích ao trung bình tại ĐTN (17.923 m²/hộ) gấp đôi TG-CH (9.203 m²/hộ), nhưng mật độ thả cua thấp hơn (0,25 so với 0,32 con/m²) và tỷ lệ sống cao hơn (30,9% so với 22,9%). Các bệnh phổ biến trên cua nuôi, gồm: Teo cơ (93,6-95,7%), đốm đen (79,8-81,4%) và ký sinh trùng (47,2-54,1%) là phổ biến, nguyên nhân chủ yếu do nhiệt độ cao và ô nhiễm nước. Tỷ lệ thức ăn sử dụng gồm công nghiệp (50,2-57,9%), chế biến (22,9-28,6%) và tươi sống (19,2-21,2%). Năng suất cua nuôi đạt 196,3 kg/ha (ĐTN) và 188,0 kg/ha (TG-CH), giá bán cua thịt trung bình tại đầm Thị Nại cao hơn một chút so với tại phá Tam Giang-Cầu Hai (213.168 đồng/kg và 210.550 đồng/kg. Số lượng cua giống thả nuôi tại các hộ điều tra là 732.700 con/năm ở ĐTN và 294.300 con/năm ở TG-CH, nhu cầu cua giống hàng năm cho toàn bộ diện tích tiềm năng tại hai khu vực này lần lượt là 2,3 triệu con và 13,0 triệu con. Thiếu giống khiến 77% hộ ở Thị Nại và 67% hộ ở Tam Giang-Cầu Hai phải thả nuôi nhiều lần. Người nuôi đề xuất nâng cao chất lượng giống, quản lý môi trường và ứng dụng kỹ thuật để phát triển bền vững nghề nuôi tại hai vùng đầm phá trọng điểm.
##plugins.themes.huaf_theme.article.details##
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Huy Anh. (2013). Mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu ven phá Tam Giang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 10(71), 132−137.
Bộ Nông nghiệp PTNT. (2015). Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển NTTS tỉnh miền Trung đến năm 2020 định hướng đến năm 2030.
Tôn Thất Chất, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Nguyễn Viết Mạnh và Phan Thế Hữu Tố. (2013). Kết quả điều tra tình hình ương giống tại chỗ và nuôi xen ghép các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí nghiên cứu và Phát triển, 6-7, 104-105.
Chi cục Thủy sản Thừa Thiên Huế. (2023). Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 2023 và phương hướng nhiệm vụ 2024. 8 trang.
Trương Văn Đàn, Nguyễn Thành Luân, Mạc Như Bình, Phạm Thị Ái Niệm, Hà Nam Thắng và Vũ Ngọc Út. (2018). Điều tra hiện trạng nuôi trồng thủy sản lợ mặn cao triều ở xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 54(7B),126-137.
Trần Ngọc Hải. (2017). Nguyên lý và Kỹ thuật nuôi cua biển. NXB Nông nghiệp. 138 trang.
Trần Hồng Hiếu, Nguyễn Thị Mai và Trần Thị Thanh Nhàn. (2020). Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình một vụ chuyên tôm và một vụ xen ghép tại xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, 9(4), 103-110.
Phan Văn Hòa. (2016). Một số vấn đề về nuôi trồng thuỷ sản ở Thừa Thiên Huế trong bối cảnh tự do hoá thương mại. Nhà xuất bản Lao động – Xã hội. 167 trang.
Nguyễn Thị Thu Hương, Bùi Đức Tính và Trịnh Văn Sơn. (2021). Đo lường sinh kế bền vững của hộ nuôi trồng thủy sản ở vùng đầm phá tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 130, 3B, 5-18. DOI: 10.26459/hueunijard.v130i3B.6184.
Hồ Công Hường và Nguyễn Thị Thanh Thủy. (2010). Hiên trạng, thách thức và một số giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản bền vứng tại đầm Thị Nại. Tuyển Tập Nghiên Cứu Biển, XVI, 207-215.
Trần Huỳnh Quang Minh, Trần Huỳnh Bảo Châu và Trần Hồng Hiếu. (2022). So sánh hiệu quả kinh tế mô hình nuôi tôm xen ghép và chuyên tôm trên địa bàn huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp Chí Khoa học Quản Lý Và Kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế, Đại học Huế, (23), 103-110.
Phan Đức Ngại, Võ Sĩ Tuấn, Hứa Thái Tuyến và Nguyễn An Khang. (2015). Đặc trưng và hiện trạng khai thác một số loài động vật đáy có giá trị kinh tế chủ yếu ở đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định. Tạp chí Sinh học, 37(4), 418-428. Doi: 10.15625/0866-7160/v37n4.6744.
Lê Thị Hoa Sen, Phan Việt Toàn và Lê Tiến Thường. (2012). Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi xen ghép ở đầm phá Tam Giang- Cầu Hai, Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 75 (6). Doi:10.26459/jard.v75i6.3141.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Định. (2008). Báo cáo kết quả nuôi tôm năm 2008 và biện pháp phát triển sản xuất năm 2009 tỉnh Bình Định. 14 trang.
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Định. (2024). Lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ tỉnh Bình Định năm 2024 (Ban hành kèm theo Văn bản số 122/SNN-KHTH, ngày 12 tháng 01 năm 2024 của Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế. (2023). Bảng thời gian thả nuôi và thu hoạch thủy sản năm 2024. Công văn số 3180/SNNPTNT-CCTS ngày 27/12/2023.
Lê Thị Thùy Trang. (2021). Nghiên cứu ảnh hưởng xâm nhập mặn đến sinh kế của người dân vùng đẩm Thị Nai, Bình Định. Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường, 36, 82-96.
Trần Thị Cẩm Tú, Nguyễn Thị Minh Hương và Nguyễn Hà Quỳnh Giao. (2017). Hiện trạng phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ ở xã Hải Dương, Hương Phong, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế, 43(3), 112-121.
Trần Hữu Tuấn, Võ Việt Hùng, Bùi Đức Tính và Nguyễn Văn Toàn. (2015). Phân tích chi phí lợi ích phục hồi rừng ngập mặn đầm Thị Nại, tỉnh Bình Định. Tạp chí khoa học và công nghệ đại học Đà Nẵng, 4(89), 133-137.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. (2022). Quyết định Ban hành kế hoạch hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam giai đoạn 2022-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Số 3275/QĐ-UBND, ngày 31/12/2022.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. (2023). Quyết định Ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật trong nông nghiệp để thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia và các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025. Số 509/QĐ-UBND, ngày 10/3/2023.
Anand, P.S., Balasubramanian, C.P., Lalramchhani, C., Panigraphi, A., Gopal, C., Ghoshal, T.K., & Vijayan, K.K. (2018). Comparison of mud crab-based brackishwater polyculture systems with different finfish species combinations in Sundarban, India. Aquaculture Research, 49, 2965-2976.
Christina, L., Balasubramanian, C.P., Panantharayil, Anand., Tapas, Ghoshal., & Kumar, Prem. (2019). Mud crab farming: An alternative livelihood in the Indian Sundarban.
Flix, T.S., Gajendran, M., & Subramanian, S. (1995). Aquaculture of mud crab. Seafood Export Journal Cochin, 26, 5-16.
Paterson, B.D., & Mann, D.L. (2011). Mud crab aquaculture. In: Recent advances and new species in aquaculture. Fotedar R. K., Phillips B. F. (eds), Wiley-Blackwell, UK, 115-135.
Slovin, M. B., & Sushka, M. E. (1984). A note on the evidence on alternative models of the banking firm: A cross section study of commercial loan rates. Journal of Banking & Finance, 8(1), 99-108.