##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Ở Ninh Thuận, cây táo xanh (Ziziphus mauritiana Lamk) được trồng phổ biến trên địa bàn toàn tỉnh. Tuy nhiên, một trong những thách thức cho việc phát triển táo Ninh Thuận là vấn đề quản lý sinh vật hại. Nghiên cứu này tiến hành tại huyện Ninh sơn, tỉnh Ninh Thuận. Thu thập số liệu thứ cấp về tình hình sản xuất táo tại Ninh Thuận qua niên giám thống kê hằng năm của địa phương trong hai năm 2016 và 2017, điều tra tình hình sinh vật hại trên đồng ruộng trong vụ Xuân 2019 ở cả ruộng táo có bao lưới và không bao lưới, tuổi cây 4-6 năm, phương pháp điều tra theo QCVN 01:38/2010/BNNPTNT. Kết quả cho thấy: năm 2017, Tỉnh Ninh Thuận có 1.008 ha trồng táo, trong đó diện tích táo thời kì kinh doanh chiếm  93,5% (890 ha) với sản lượng đạt 34.034 tấn quả; có 10 loài sinh vật gây hại trên ruộng táo gồm 5 loài sâu hại (Cydia pomonella L., Bactrocera dorsalis, Planococcus lilacinus, Dasychira sp., Curculionidae), 4 loài bệnh hại (Podosphaeria leucotricha, Capnodium sp., Colletotrichum sp., Penicillium expansum) và 1 loài nhện nhỏ (Tetranychus urticae), trong đó, có 3 đối tượng xuất hiện phổ biến và gây hại nghiêm trọng là sâu đục quả (Cydia pomonella), ruồi đục quả (Bactrocera dorsalis) và bệnh phấn trắng (Podosphaeria leucotricha). Kết quả cũng cho thấy việc bao lưới trên vườn táo có khả năng hạn chế được sâu đục quả, ruồi đục quả hại táo. Vì vậy, cần nhân rộng mô hình trồng táo có bao lưới để hạn chế sự gây hại của các loài sâu hại chính trên cây táo.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Đông Trần Thị Hoàng, Hùng Thái Doãn, & Hoàng Lê Khắc. (2023). TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ SINH VẬT HẠI TRÊN CÂY TÁO XANH (Ziziphus mauritiana Lamk) TẠI TỈNH NINH THUẬN. Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 7(1), 3368–3376. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v7n1y2023.1046
Chuyên mục
Bài báo