##plugins.themes.huaf_theme.article.main##

Tóm tắt

Sử dụng số liệu thu thập được từ thảo luận nhóm và phỏng vấn nông hộ ở 4 xã Hồng Bắc, Hồng Thuỷ, Hương Nguyên và Quảng Nhâm thuộc huyện A Lưới, nghiên cứu này trình bày đặc điểm sinh trưởng và phương thức canh tác và hiệu quả kinh tế của các giống lúa nương của người dân ở huyện A Lưới bằng phương pháp thống kê mô tả và phân tích kinh tế nông hộ. Ra Dư và Nếp Than là 2 giống lúa nương được trồng phổ biến nhất và phần lớn được người dân trồng xen canh với các cây ngắn và dài ngày trên đất đồi, đất rừng và đất vườn của hộ, thời gian gieo trồng và thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 11. Tỷ lệ gây hại của sâu trên giống lúa nương là 5 -15% và tỉ lệ gây bệnh cây là 20-25%. Các hộ hoàn toàn không đầu tư cho hoạt động canh tác này ngoài lúa giống hộ tự để và công lao động gia đình tự làm. Bên cạnh đó, kết quả phân tích kinh tế nông hộ cho hoạt động trồng lúa nương cho thấy hộ trồng đạt năng suất bình quân 18,49 tấn/ha, thu về mức lợi nhuận kinh tế là 8,88 triệu đồng/ha tương đương 32,7 triệu đồng/hộ. Cần nâng cao nhận thức của người dân về kỹ thuật canh tác lúa nương, hiệu quả và tiềm năng thị trường cũng như hỗ trợ đầu vào sản xuất cho người dân và quy hoạch vùng trồng lúa nương.

##plugins.themes.huaf_theme.article.details##

Cách trích dẫn
Hiền Trần Thị Thu & Lợi Trần Hạnh. (2023). PHƯƠNG THỨC CANH TÁC VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN XUẤT LÚA NƯƠNG Ở A LƯỚI, THỪA THIÊN HUẾ . Tạp Chí Khoa học Và công nghệ nông nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Huế, 7(1), 3475–3486. https://doi.org/10.46826/huaf-jasat.v7n1y2023.1053
Chuyên mục
Bài báo